Tổng hợp 19 phụ kiện xe đạp không thể thiếu cho dân xe đạp

Khi sử dụng một chiếc xe đạp, ngoài việc quan tâm đến chất lượng, giá thành và chế độ bảo hành thì các phụ kiện đi kèm cũng được nhiều người tiêu dùng chú ý. Vậy phụ kiện xe đạp có những loại nào, cùng điểm qua trong bài viết sau nhé!

1. Mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm là một trong những phụ kiện quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi người sử dụng xe đạp truyền thống lẫn xe đạp thể thao. Đây là phụ kiện có tác dụng bảo đảm an toàn cho đầu của bạn trong quá trình di chuyển, bởi vậy bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, lựa chọn size phù hợp với vòng đầu của mình để phát huy hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể lựa chọn loại mũ có kính liền để bảo vệ đôi mắt trong mỗi chuyến đi.

Nón bảo hiểm

2. Khóa xe đạp

Để tránh tình trạng trộm cắp đang ngày càng phổ biến như hiện nay và xe đạp cũng là một trong những loại xe dễ lấy trộm thì bạn không nên bỏ qua một chiếc khóa xe đạp. Trên thị trường có nhiều loại khóa khác nhau được sản xuất dành riêng cho xe đạp truyền thống lẫn xe đạp thể thao, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại khóa dây nhựa có lõi thép bên trong.

Bạn có thể chọn khóa chìa hay khóa số tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích riêng của mình. Nếu chọn khóa số bạn có thể chọn 2 loại là loại khóa có mật khẩu cố định hoặc loại khóa có mật khẩu có thể thay đổi được.

Khóa xe đạp

3. Đèn xe đạp

Nếu bạn là người thường xuyên đi phượt bằng xe đạp hoặc di chuyển trong các khu vực tối thì bộ đèn xe đạp sẽ không thể thiếu cho bạn. Một chiếc đèn ở phía trước xe giúp bạn soi sáng, có tác dụng báo hiệu đối với những phương tiện giao thông khác. Bạn có thể dùng đèn pin hoặc sử dụng loại đèn điện nhỏ dành riêng cho xe đạp, gắn ở bánh trước hoặc trên tay lái xe.

Đèn xe đạp

4. Chuông xe đạp

Chuông xe đạp sẽ giúp bạn cảnh báo cho những người xung quanh khi đi vào khu vực khuất tầm nhìn hay là những chỗ quẹo vắng người và không thể nhìn thấy người kia. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chuông xe đạp ví dụ như chuông gõ, chuông reng,… Bạn có thể lựa chọn theo sở thích của mình.

Chuông xe đạp

5. Gương chiếu hậu cho xe đạp

Trong tình trạng đường phố đông đúc, chen chúc như hiện nay thì việc có một chiếc gương chiếu hậu là cực kì cần thiết để bạn quan sát những phương tiện xung quanh, giúp bạn qua đường dễ dàng và di chuyển an toàn mà không cần quay đầu lại phía sau.

Gương chiếu hậu cho xe đạp

6. Phụ kiện chắn bùn

Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết mưa gió hoặc đường ẩm ướt thì chắc chắn bạn sẽ không muốn những vết bùn, vết nước theo bánh xe và bắn vào lưng bạn. Vì vậy tấm chắn bùn là phụ kiện không kém phần quan trọng, chúng giúp hạn chế bùn và nước bẩn bắn lên quần áo, giữ cho trang phục của bạn được sạch sẽ.

Phụ kiện chắn bùn

7. Bơm xe đạp thể thao

Nếu bạn hay di chuyển xa hoặc đi phượt bằng xe đạp thì việc mua bơm xe đạp là việc làm rất cần thiết. Có một chiếc lốp căng vừa đủ sẽ giúp bạn tiết kiệm công sức đạp xe.

Tuy nhiên, khi mua bơm xe đạp, bạn nên chọn loại thích hợp với van xe và lốp xe của mình. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện bạn cũng có thể mua kèm thiết bị kiểm tra áp suất bơm để tránh tình trạng bơm quá căng. Hiện nay có rất nhiều loại bơm trên thị trường với đủ loại giá khác nhau, bạn có thể lựa chọn loại phù hợp nhất với túi tiền của mình.

 Bơm xe đạp thể thao

8. Giỏ xe đạp

Trong những chuyến đi du lịch bằng xe đạp hoặc đơn thuần chỉ là đi dạo phố, đi học mỗi ngày, các bạn có thể để những món đồ nhỏ vào giỏ xe của mình vô cùng tiện lợi, không cần phải lắp thêm giá đỡ trên xe hoặc treo móc lung tung. Bạn nên chọn loại giỏ có thể dễ dàng tháo ra và gắn vào để tăng tính tiện lợi. Lưu ý là bạn không nên quá nhiều đồ vào giỏ vì điều này sẽ khiến đầu xe nặng, khó điều khiển hơn.

Giỏ xe đạp

9. Bình nước và giá để bình nước

Khi đạp xe vào thời tiết nắng nóng hay là một quãng đường dài thì nước sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng. Bạn nên gắn giá để bình nước lên xe đạp thể thao của mình. Tùy vào lượng nước bạn tiêu thụ mà bạn có thể chọn số lượng giá gắn lên xe để đảm bảo tốt nhất cho chuyến đi.

Riêng về bình nước, bạn nên chọn mua những bình nước đắt tiền làm từ nhựa, thủy tinh, inox…từ các cửa hàng bán riêng cho xe đạp hoặc là sử dụng những chai nước mua trong siêu thị, chai nước nhựa chất liệu tốt để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mình.

Bình nước

10. Quần áo và giày đạp xe

Quần áo đạp xe được thiết kế với chất liệu co giãn, bó sát mang tới cảm giác thoải mái khi đạp xe. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn hơn bạn cũng có thể lựa chọn loại quần áo phản quang cho mình trong mỗi chuyến đi. Đây cũng là phụ kiện quan trọng với những ai có thói quen đạp xe vào buổi sáng sớm, buổi tối…những thời điểm ánh sáng bị hạn chế sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ tai nạn.

Lựa chọn giày để đạp xe thì bạn chỉ cần sử dụng những đôi giày thể thao thoáng khí và nhẹ là có thể đạp xe thoải mái rồi. Nếu có điều kiện thì bạn có thể tham khảo thêm các loại giày đạp xe đạp chuyên dụng khác.

Quần áo và giày đạp xe

11. Balo thể thao

Bạn sẽ cần mang theo sách sở, laptop hay điện thoại di động khi đi học hoặc quần áo và vật dụng cá nhân khi đi phượt bằng xe đạp. Vì vậy, một chiếc balo với phong cách thể thao cá tính không chỉ giúp bạn chứa đồ gọn gàng, dễ dàng di chuyển mà còn tăng thêm tính thẩm mỹ khi kết hợp cùng chiếc xe đạp thể thao của mình.

Balo thể thao

12. Bộ dụng cụ sửa xe đạp thể thao đa năng

Nếu bạn gặp một số vấn đề nhỏ với chiếc xe đạp của mình mà khu vực đó không có chỗ sửa xe, bạn có thể dùng bộ dụng cụ sửa xe đạp thể thao đa năng để khắc phục vấn đề. Các dụng cụ đầy đủ được thiết kế nhỏ gọn sẽ giúp bạn mang đi hoặc treo trên xe một cách rất dễ dàng.

Bộ dụng cụ sửa xe đạp thể thao đa năng

13. Túi xe đạp

Trang bị túi xe đạp khi đi xe sẽ giúp bạn đựng được nhiều vật dụng cá nhân cần thiết. Hiện nay trên thị trường cung cấp nhiều loại túi khác nhau như:

  • Túi khung: được gắn tại khu vực tam giác trống giữa khung xe. Loại túi này có thể đựng vật dụng có trọng lượng nặng.
  • Túi cốt yên: được đặt cố định vào cốt yên và đặt dưới ray yên.
  • Túi ghi đông: được đặt tại vị trí phía trước ghi đông.
  • Túi gắn giong xe đạp: vị trí đặt túi này thường ở đầu khung xe. Với loại túi này bạn có thể dùng để đựng điện thoại, hay bản đồ,…
Túi xe đạp

14. Găng tay

Dùng găng tay khi đi xe đạp sẽ giúp bảo vệ tay bạn khỏi ánh nắng mặt trời. Khi chọn găng tay bạn có thể chọn dùng những loại dài, bọc hết uyên bàn tay và chọn loại có đệm lòng bàn tay, vì như thế sẽ giúp bạn nắm chắc ghi đông cũng như dễ điều khiển hơn khi thời tiết nắng hay mưa.

Găng tay đi xe đạp

15. Chân chống

Chân chống xe đạp được lắp đặt với mục đích tạo sự cân bằng cho xe khi bạn dừng xe. Có thể ở một số loại xe đạp không cần dùng đến chân chống, nhưng cũng có một số xe đạp thật sự rất cần đến, đặc biệt là những ai thích chạy xe đạp. Trang bị thêm chân chống sẽ giúp xe của bạn trở nên hoàn hảo hơn, không cần phải dựa xe vào tường, giúp giảm thiểu tình trạng trầy xước xe.

Chân chóng xe đạp

16. Đồng hồ tốc độ

Đồng hồ tốc độ là một trong những phụ kiện cần thiết bạn cần trang bị, đặc biệt là những người thường xuyên tập luyện thể dục, hay những người đam mê xe đạp thể thao.

Bên cạnh việc đo vận tốc hiện tại, vận tốc trung bình của xe, đồng hồ tốc độ còn sở hữu nhiều tính năng khác như: hiển thị chỉ số đo lường, tính thời gian đạp xe đạp, đo tổng quãng đường bạn đã chạy,… thậm chí có thể dùng làm đồng hồ báo thức.

Đồng hồ tốc độ

17. Tay nắm

Tay nắm sẽ là một trong những phụ kiện ảnh hưởng đến sự thoải mái của bạn khi đi xe. Hiện nay, tay nắm được bán phổ biến tại các cửa hàng linh kiện, bạn có thể lựa chọn loại phù hợp nhất.

Tùy vào từng loại xe đạp cụ thể, tay nắm sẽ được thiết kế với chất liệu, kích thước khác nhau chẳng hạn như: đối với xe đạp địa hình, bạn có thể dùng tay nắm có chất liệu da, cao su, gel, hợp kim hay đối với xe đạp đường phố, bạn có thể dùng bất cứ loại tay nắm nào.

Tay nắm xe đạp

18. Tấm bảo vệ chân và tay

Để bảo vệ bạn tốt nhất trong quá trình đi xe đạp, bên cạnh việc trang bị mũ bảo hiểm, găng tay, bạn còn có thể sắm thêm cho mình tấm bảo vệ chân và tay. Tấm bảo vệ này sẽ giúp bạn tránh khỏi những chấn thương khi không may có xảy ra tai nạn. Đồng thời, ở một số loại tấm đệm của nó sẽ giúp lưu thông mạch máu cũng như đem lại cảm giác thoải mái khi đạp xe.

Hiện nay, tấm bảo vệ được bán phổ biến trên thị trường gồm có tấm bảo vệ đầu gối và tay, kích thước của những tấm bảo vệ này cũng rất đa dạng, dựa vào nhu cầu và kích cỡ mà người dùng có thể chọn loại phù hợp cho bản thân mình.

tấm bảo vệ chân và tay

19. Mắt kính

Mắt kính không chỉ tô thêm vẻ đẹp thời trang mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi những tia nắng hay khói bụi. Đặc biệt đối với những người thường xuyên đạp xe đạp nói chung và những người hay có sở thích đạp xe địa hình, nên trang bị cho mình loại phụ kiện hữu ích này.

Mắt kính có nhiều loại khác nhau, thông thường chúng ta sẽ thấy loại mắt kính rời, tuy nhiên để giúp người dùng sử dụng tiện lợi hơn, nhiều hãng đã thiết kế và sản xuất thêm loại tích hợp vào nón bảo hiểm, vừa tiện dụng lại vừa mang tính thời trang.

Mắt kính xe đạp

Nguồn: dienmayxanh.com

Xem sản phẩm
Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item - 0