Thông thường ta chạy xe đap thì khi chân đến phía trước, ta ấn chân xuống bàn đạp tạo lực cho xe chạy tới. Còn chân ở phía sau ta tỳ lên bàn đạp để nghỉ ngơi, chờ tới lượt nhấn tiếp theo. Chu trình này được thực hiện chuyển đổi từ chân này qua chân khác và lặp lại, lặp lại. Tức là lúc chân phải đạp, thì chân trái tỳ nghỉ ngơi. Khi chân trái đạp, thì chân phải tỳ nghỉ ngơi.
Điều quan trọng muốn đề cập ở đây, là lúc chân nghỉ ngơi tạo sức ỳ làm giảm lực tác động của chân đang đạp do liên kết nhau. Mà sức ỳ này tỷ lệ thuận với lực của chân đang đạp, do đó chân đạp càng mạnh thì chân nghỉ càng ỳ mạnh hơn.
Lực ỳ có thể triệt tiêu lực của chân đạp khoảng từ vài mươi đến ba bốn mươi phần trăm ít nhiều tùy trường hợp. Nếu khỏe mạnh thì tỳ ít, mệt mỏi thì tỳ nhiều. Tỳ nhiều nhất là khi nhóng mông lên khỏi yên xe. Bởi vì tỳ là tựa, khi mông còn đặt trên yên là trọng lượng cơ thể tựa lên yên là tỳ lên yên. Chỉ một phần trọng lượng chân đặt lên bàn đạp truyền động. Một phần trọng lượng chân kia đặt lên bàn đạp lúc nghỉ ngơi.
Còn nhóng mông khỏi yên là tỳ trọng lượng toàn cơ thể trên hai bàn đạp. Một nữa trọng lượng cơ thể chuyển thành lực tác động lên bàn đạp để xe chạy. Một nửa trọng lượng cơ thể tựa lên bàn đạp phía sau tạo nên sức ỳ triệt tiêu bớt lực của chân truyền động. Mà lực truyền động càng lớn do nhón mông đứng lên bàn đạp, thì sức ỳ triệt tiêu càng lớn, bởi cũng mang nữa trọng lượng cơ thể và là tỷ lệ thuận.
Đây là nhược điểm lớn nhiều người mắc phải khi muốn chạy nhanh hay leo dốc, kể cả các tay đua nước ngoài. Nên khi chạy xe đạp, tuyệt đối không bao giờ nhóng mông khỏi yên xe cho dù đang leo dốc. Khi đọc thấy bài này sẽ có nhiều người không tin. Lý luận lý thuyết thì mơ hồ khó hiểu khó tin. Nếu đang chạy xe đạp, bạn hãy thử làm một thí nghiệm nhỏ dưới đây.
Bạn cứ chạy xe bình thường và bạn bắt đầu thử nghiệm bằng cách. Chân nào về phía sau thì bạn giở nhẹ chân lên cho không còn sức ỳ. Giở khỏi hay chưa khỏi bàn đạp cũng được. Rồi tiếp tục chân kia về phía sau cũng giở chân lên. Kết quả thật rõ rệt, chiếc xe đạp cứ chồm lên chồm lên theo mỗi lần chân trước ấn xuống bàn đạp. Giống như ta chạy xe máy mà cứ nhồi ga liên tiếp vậy.
Hướng dẫn 3 cách chạy xe đạp nhanh
Để khắc phục những nhược điểm ở trên, ta hãy từ bỏ tất cả các cách chạy xe cũ mà hãy chạy xe đạp theo ba cách mới sau:
1. Cách đạp xe đạp tăng tốc
Là cách ta vừa thử nghiệm. Tức là vẫn cứ đạp xe y như bình thường, nhưng tới phiên chân nào về phía sau thì giở nhẹ chân lên, khỏi bàn đạp hay chưa khỏi bàn đạp cũng được. Cách này dùng cho khởi động tăng tốc, nước rút về đích, leo dốc cầu- đồi- đèo. Đương nhiên những lúc ấy chân trước đạp cho mạnh hơn lên.
2. Cách chạy xe đạp kiểu thư thái
Cách này chạy ít tốn sức nhất, chỉ cần giở chân phía sau lên là xong. Còn chân phía trước để trên bàn đạp trong trạng thái nghĩ ngơi, không cần ấn xuống. Nội sức ỳ của chân nghĩ ngơi cũng đủ làm xe chạy nhanh tới rồi. Quy trình ngược lại cách chạy xe thông thường. Tức là thay vì dùng sức của mình bỏ ra, để ấn xuống bàn đạp phía trước, thì dùng sức của mình ít hơn, để giở chân lên ở bàn đạp phía sau. Lúc tỳ chân phía sau nghĩ ngơi, thì chuyển qua nghĩ ngơi ở chân phía trước. Cách này dùng để đi dạo, đi lại hằng ngày, chạy đường trường.
3. Cách chạy xe đạp nhanh bền
Là cách chạy thứ hai phát triển lên, mà phát triển về vòng quay nên cố vận động cho nhanh chân, nhanh chân hơn nữa. Giống như ta dựng chống giữa xe đạp lên rồi dùng tay cầm bàn đạp quay nhanh, thật nhanh hơn. Ở đây ta mượn trớn để lướt tới, dùng quán tính để duy trì và phát triển tốc độ nhanh hơn nữa. Không phải mất sức nhiều để đạp, chỉ dùng một ít sức tạo gia tốc vòng quay nên chạy bền được. Cách này dùng chạy đường dài, dùng cho vận động viên đua xe chuyên nghiệp đang chạy giữa cung đường.
Cả ba cách trên ta đều giải phóng khỏi sức ỳ nên xe chạy rất nhẹ, do đó ta dùng được liếp nhỏ nhất và dĩa lớn nhất hầu tạo nên tốc độ nhanh cực đại. Và cũng nhờ vậy ta không cần thiết phải dùng liếp lớn dĩa nhỏ cho nhẹ. Nếu thật cần thiết là chỉ khi leo dốc cao mà thôi.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách chạy xe đạp nhanh mà không tốn sức do Greenbike.com.vn tổng hợp. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.